BẢO HIỂM TÀU BIỂN NỘI ĐỊA

Tất cả những chủ tàu, thuyền hoạt động trên sông hồ, vùng nội thuỷ và vùng biển Việt Nam đều có thể tham gia bảo hiểm tàu biển nội địa tại Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (gọi tắt là PJICO) hoặc các chi nhánh, đơn vị trực thuộc của PJICO.

Đối tượng bảo hiểm thân tàu, thuyền bao gồm: vỏ, máy tàu, trang thiết bị hàng hải.

Theo yêu cầu tham gia bảo hiểm của cá nhân hoặc tổ chức (gọi tắt là Người được bảo hiểm), PJICO có thể nhận bảo hiểm thân tàu, thuyền theo thời hạn hoặc theo chuyến hành trình.

Tàu, thuyền nói trong quy tắc này bao gồm các phương tiện tự hành hoặc không tự hành dùng để chuyên chở hàng hoá, hành khách, nguyên nhiên liệu hoặc chuyên dùng để lai dắt…  hoạt động trên sông hồ, vùng nội thuỷ và vùng biển Việt nam.

2. ĐIỀU KIỆN- ĐIỀU KHOẢN VÀ QUY TẮC BẢO HIỂM TÀU BIỂN NỘI ĐỊA ÁP DỤNG

2.1. Điều kiện bảo hiểm A - Bảo hiểm mọi rủi ro đối với thân tàu, thuyền (M.R.R)

Với điều kiện này PJICO nhận trách nhiệm bồi thường:

  • Tổn thất toàn bộ hay tổn thất bộ phận xảy ra đối với thân tàu, thuyền được bảo hiểm là hậu quả gây ra bởi những nguyên nhân trực tiếp sau đây:
  1. Đâm va với tàu, thuyền, máy bay, phương tiện vận chuyển trên bờ hoặc dưới nước.
  2. Đắm, mắc cạn, đâm va vào đá, vật thể ngầm hoặc nổi, trôi hoặc cố định, cầu, phà, đà, công trình đê, đập, kè, cầu cảng.
  3. Cháy nổ ngay trên tàu, thuyền hoặc ở nơi khác.
  4. Vứt bỏ tài sản khỏi tàu, thuyền để cứu người và/hoặc cứu tài sản trên tàu trong trường hợp nguy hiểm.
  5. Mất tích.
  6. Động đất, sụt lở, núi lửa phun, mưa đá hay sét đánh.
  7. Bão tố, sóng thần, gió lốc.
  8. Tai nạn xảy ra trong lúc xếp dỡ, di chuyển hàng hoá, nguyên nhiên vật liệu hoặc khi tàu, thuyền đang neo đậu, lên đà, sửa chữa ở xưởng.
  9. Nổ nồi hơi, gẫy trục cơ, trục khuỷu hoặc hư hỏng do ẩn tỳ trong các bộ phận của vỏ tàu, máy tàu gây ra với điều kiện kiểm tra, giám định bình thường không thể phát hiện được và loại trừ tổn thất đối với bản thân nồi hơi, trục cơ, trục khuỷu hoặc bộ phận có ẩn tỳ ấy, trừ trường hợp nổ nồi hơi hoặc trục cơ, trục khuỷu bị tổn thất do rủi ro được bảo hiểm gây ra.
  10. Sơ suất của thuyền trưởng, sỹ quan, thuỷ thủ, hoa tiêu hoặc của người sửa chữa với điều kiện người sửa chữa không phải là Người được bảo hiểm.
  • Nếu được PJICO chấp nhận trước bằng văn bản, Người được bảo hiểm được bồi thường thêm những chi phí cần thiết và hợp lý trong các trường hợp sau:
  1. Hạn chế tổn thất, trợ giúp hay cứu hộ hoặc chi phí tố tụng đã được PJICO đồng ý trước
  2. Kiểm tra, giám định hư hại, tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm.
  3. Đóng góp chi phí tổn thất chung do phải hy sinh vứt bỏ tài sản, hàng hoá chuyên chở để cứu tàu, thuyền
  4. Kiểm tra đáy tàu thuyền sau khi mắc cạn kể cả trong trường hợp không phát hiện được tổn thất.

2.2. Điều kiện bảo hiểm B - Bảo hiểm tổn thất toàn bộ đối với thân tàu, thuyền (T.T.T.B)

Với điều kiện này PJICO nhận trách nhiệm bồi thường:

  • Tổn thất toàn bộ (thực tế hoặc ước tính) xảy ra với thân tàu, thuyền được bảo hiểm là hậu quả gây ra bởi những nguyên nhân trực tiếp sau đây:
  1. Đâm va với tàu, thuyền, máy bay, phương tiện vận chuyển trên bờ hoặc dưới nước.
  2. Đắm, mắc cạn, đâm va vào đá, vật thể ngầm hoặc nổi, trôi hoặc cố định, cầu phà, đà, công trình đê, đập, kè, cầu cảng.
  3. Cháy nổ ngay trên tàu, thuyền hoặc ở nơi khác.
  4. Mất tích.
  5. Động đất, sụt lở, núi lửa phun, mưa đá hay sét đánh.
  6. Bão tố, sóng thần, gió lốc.
  7. Tai nạn xảy ra trong lúc xếp dỡ, di chuyển hàng hoá, nguyên nhiên vật liệu hoặc khi tàu, thuyền đang neo đậu, lên đà, sửa chữa ở xưởng.
  8. Sơ xuất của thuyền trưởng, sỹ quan, thuỷ thủ, hoa tiêu hoặc của người sửa chữa với điều kiện người sửa chữa không phải là Người được bảo hiểm.
  • Những khoản chi phí hợp lý mà chủ tàu, thuyền phải gánh chịu để tiến hành các biện pháp cấp thiết nhằm hạn chế đến mức thấp nhất đối với các tổn thất có thể dẫn đến khiếu nại đòi bồi thường theo bảo hiểm  này.

3. PHẠM VI HOẠT ĐỘNG

Vùng biển và các vùng nước liên quan đến biển Việt Nam

4. NHỮNG RỦI RO LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM BẢO HIỂM TÀU BIỂN NỘI ĐỊA

A – PJICO không nhận bảo hiểm và không chịu trách nhiệm bồi thường nếu tổn thất xảy ra do những nguyên nhân sau đây:

  1. Tàu, thuyền không đủ khả năng hoạt động hoặc hoạt động ngoài phạm vi quy định.
  2. Hành động cố ý của Người được bảo hiểm hoặc người thừa hành như: Người đại lý, đại diện hoặc thuyền trưởng, sỹ quan và thuỷ thủ.
  3. Vi phạm lệnh cấm do nhà chức trách ban hành, cố ý vi phạm và/hoặc vi phạm nghiêm trọng luật lệ giao thông hoặc hoạt động kinh doanh trái phép.
  4. Do cũ kỹ hay hao mòn tự nhiên của vỏ, máy móc hoặc trang thiết bị của tàu, thuyền; do bong đường khảm trét đối với tàu, thuyền gỗ.
  5. Tầu, thuyền bị nằm cạn bởi ảnh hưởng của thuỷ triều hoặc con nước lên xuống trong lúc đang neo đậu.
  6. Thuyền trưởng, máy trưởng không có bằng theo quy định hoặc tai nạn xảy ra do những người say rượu, bia, ma tuý hoặc các chất kích thích tương tự khác.
  7. Tàu, thuyền đậu ở bến không được neo, cột chắc chắn hoặc thuyền viên trực bảo quản bỏ tầu, thuyền đi vắng.

B – PJICO không nhận bảo hiểm và không chịu trách nhiệm đối với những chi phí có liên quan dưới đây, dù những chi phí đó do những rủi ro được bảo hiểm gây ra:

  1. Chi phí liên quan đến sự chậm trễ của tàu, thuyền, hàng hoá bị giảm giá trị hoặc thiệt hại sản xuất kinh doanh của tàu, thuyền được bảo hiểm.
  2. Mọi chi phí liên quan về:
  • Cạo hà, gõ rỉ, sơn lườn hoặc đáy tàu, thuyền (không bao gồm chi phí làm sạch bề mặt và sơn phần tôn và/hoặc gỗ thay thế thuộc trách nhiệm bảo hiểm).
  • Lương và các khoản phụ cấp lương hoặc trợ cấp của thuỷ thủ đoàn, trừ trường hợp tổn thất chung.
  • Đưa tàu, thuyền đến nơi sửa chữa trừ trường hợp việc đưa tàu, thuyền đến nơi sửa chữa là theo yêu cầu bằng văn bản của PJICO.
  • Công tác phí, các chi phí liên quan của Người được bảo hiểm hoặc của người được Người được bảo hiểm uỷ quyền bỏ ra để thu thập hồ sơ khiếu nại hay giải quyết sự cố, trừ những chi phí đã được bảo hiểm theo điểm A.2, B.2 Điều 3.
  • Tiền cước vận chuyển hoặc tiền cho thuê tàu.

C – PJICO không nhận bảo hiểm (trừ khi có thoả thuận khác bằng văn bản) và không chịu trách nhiệm bồi thường mọi hư hỏng, mất mát và tổn thất hoặc những chi phí phát sinh do:

  1. Rủi ro chiến tranh hoặc những rủi ro tương tự chiến tranh.
  2. Bị cướp, bị bắt giữ tàu, thuyền tại bất cứ nơi nào vì bất cứ lý do gì.
  3. Tàu, thuyền được trưng dụng hoặc sử dụng vào mục đích quân sự.
  4. Hành động phá hoại hoặc khủng bố có tính chất chính trị.
  5. Bất cứ vụ nổ của các loại vũ khí hoặc chất nổ nào.
  6. Rủi ro hạt nhân, nguyên tử.

D – PJICO không nhận bảo hiểm và không chịu trách nhiệm bồi thường mọi hư hỏng, mất mát và tổn thất liên quan đến tiền mặt, các loại giấy tờ có giá, kim loại quý, đá quý, đồ vật giá trị quý hiếm hoặc các tài sản không cần thiết cho một chuyến đi thông thường của tàu, thuyền.

E – PJICO không có trách nhiệm bồi thường khi tổn thất xảy ra nhưng Người được bảo hiểm chưa nộp phí bảo hiểm theo quy định tại điểm 2 Điều 15 đưới đây (trừ khi có thoả thuận khác bằng văn bản).

BẢO HIỂM HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN NỘI ĐỊA
BẢO HIỂM TÀU BIỂN NỘI ĐỊA

5. HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

5.1. YÊU CẦU BẢO HIỂM

Khi tham gia bảo hiểm Người được bảo hiểm cần gửi cho PJICO giấy yêu cầu bảo hiểm (theo mẫu của PJICO) 03 ngày (72 giờ) trước ngày chủ tàu, thuyền muốn Hợp đồng bảo hiểm bắt đầu có hiệu lực. Đối với những tàu, thuyền tham gia bảo hiểm lần đầu tại PJICO thì kèm theo Giấy yêu cầu bảo hiểm cần có các tài liệu sau:

  • Giấy chứng nhận quốc tịch hoặc đăng ký tàu, thuyền.
  • Các giấy chứng nhận khả năng đi biển đi sông và Giấy chứng nhận cấp tàu, thuyền của cơ quan Đăng kiểm,
  • Biên bản kiểm tra tàu, thuyền khi giao nhận tàu, thuyền hoặc Biên bản kiểm tra từng phần của Đăng kiểm, Sổ đăng kiểm.
  • Báo cáo tình hình tổn thất của tàu, thuyền xảy ra trước khi yêu cầu bảo hiểm và đơn bảo hiểm cũ (nếu có)
  • Tài liệu chứng minh giá trị tàu (nếu có).

5.2. CHẤP NHẬN BẢO HIỂM

Nếu xét thấy cần thiết PJICO sẽ tiến hành kiểm tra tàu, thuyền trước khi chấp nhận bảo hiểm.

Trên cơ sở yêu cầu của Người được bảo hiểm, PJICO sẽ xem xét để cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm. Giấy yêu cầu bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm, Giấy sửa đổi bổ sung (nếu có) và chứng từ thanh toán phí bảo hiểm là các bộ phận cấu thành của Hợp đồng bảo hiểm.

5.3. SAU KHI KÍ KẾT HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

Nếu sau khi Hợp đồng bảo hiểm đã ký kết mà tàu, thuyền lại có thay đổi. Người được bảo hiểm phải thông báo ngay cho PJICO biết.

PJICO sẽ cấp Giấy sửa đổi bổ sung về những sự thay đổi đó và có thể thu thêm phí bảo hiểm nếu xét thấy những thay đổi đó làm tăng thêm rủi ro và trách nhiệm của PJICO.

Trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận bảo hiểm, PJICO có quyền  yêu cầu được kiểm tra tình trạng chung của tàu, thuyền nếu xét thấy tàu, thuyền không đảm bảo khả năng hoạt động.

PJICO sẽ thông báo chấm dứt hiệu lực bảo hiểm hoặc giới hạn phạm vi bảo hiểm hoặc đưa ra khuyến cáo loại trừ tổn thất do khiếm khuyết của tàu gây ra mà chủ tàu chưa khắc phục cho đến khi tàu, thuyền được sửa chữa lại phù hợp với tiêu chuẩn quy định của Đăng kiểm.

6. KỲ HẠN BẢO HIỂM

6.1. BẢO HIỂM THEO THỜI HẠN

Thời hạn bảo hiểm tính theo dương lịch, dài nhất không quá 12 (mười hai) tháng, ngắn nhất không dưới 1 (một) tháng.

Hiệu lực bảo hiểm bắt đầu và kết thúc theo thời gian ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm, nhưng với điều kiện Người được bảo hiểm đã nộp phí đầy đủ và đúng hạn theo quy định

6.2. BẢO HIỂM CHUYẾN

Thời hạn bảo hiểm chuyến được tính kể từ lúc tàu, thuyền tháo gỡ dây chằng cột hoặc nhổ neo để bắt đầu chuyến đi và chấm dứt hiệu lực sau 24 (hai mươi tư) giờ kể từ khi thả neo hoặc được cột vào bờ ở nơi đến ghi trong Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc Giấy sửa đổi bổ sung (nếu có).

Thời gian tính cho mỗi chuyến đi thông thường là thời gian hợp lý bao gồm thời gian bốc xếp hai đầu bến và thời gian cần thiết để tàu có thể di chuyển từ một cảng này đến một cảng khác được quy định cụ thể trong Giấy chứng nhận bảo hiểm nhưng không quá 1 (một) tháng.

7. GIÁ TRỊ BẢO HIỂM THÂN TÀU, THUYỀN

  1. Giá trị bảo hiểm thân tàu, thuyền được tính căn cứ vào giá trị thực tế của vỏ, máy móc và các trang thiết bị hàng hải của tàu, thuyền đó trên thị trường trong nước hoặc quốc tế tại thời điểm tham gia bảo hiểm do Người được bảo hiểm khai báo hoặc theo thoả thuận giữa Người được bảo hiểm và PJICO.
  2. Căn cứ vào điểm (1) nêu trên, trường hợp Người được bảo hiểm tham gia bảo hiểm với số tiền bảo hiểm thấp hơn giá trị thực tế của tàu, thuyền, PJICO sẽ nhận bảo hiểm theo một trong hai hình thức sau:
  • Bảo hiểm mọi rủi ro hàng hải theo hình thức bảo hiểm dưới giá trị.
  • Bảo hiểm tổn thất toàn bộ.

Giá trị bảo hiểm ghi trong Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc Giấy sửa đổi bổ sung (nếu có) là giới hạn trách nhiệm cao nhất mà PJICO nhận bồi thường đối với mỗi vụ tổn thất.

8. THÔNG BÁO TỔN THẤT VÀ BẢO LƯU QUYỀN KHIẾU NẠI

  1. Khi xảy ra tai nạn, Người được bảo hiểm phải thực hiện đầy đủ những quy định sau đây:
  • Trình báo ngay cho chính quyền địa phương nơi gần nhất để lập biên bản theo quy định và chậm nhất là 3 (ba) ngày kể từ ngày xảy ra tai nạn hoặc từ ngày tàu về đến bến, cảng đầu tiên phải thông báo cho PJICO hoặc đại diện PJICO tại nơi gần nhất biết.
  • Phải kịp thời áp dụng mọi biện pháp cần thiết nhằm cứu giúp, bảo vệ người, phương tiện và tài sản để hạn chế tổn thất. Giúp giám định viên PJICO làm tốt nhiệm vụ giám định và giải quyết nhanh chóng hậu quả tai nạn.

2. Trường hợp tàu, thuyền được bảo hiểm bị hư hỏng tổn thất do người khác gây ra thì Người được bảo hiểm phải báo ngay cho PJICO biết nhưng không quá 48 (bốn tám) tiếng đồng hồ kể từ khi tàu, thuyền bị tai nạn hoặc khi về đến bến, cảng đầu tiên và phải thực hiện đầy đủ những thủ tục cần thiết để bảo lưu quyền khiếu nại của PJICO.

PJICO có quyền từ chối một phần hoặc toàn bộ số tiền đáng lẽ được bồi thường tổn thất nếu Người được bảo hiểm không thực hiện đầy đủ những điều quy định trên.

Việc PJICO tham gia cùng Người được bảo hiểm thực hiện các quy định tại điểm 1 và 2 của  Điều 14 này, trong mọi trường hợp, đều không được coi là chấp nhận hay từ chối bồi thường và không phương hại đến quyền lợi mỗi bên.

9. PHÍ BẢO HIỂM VÀ THỜI HẠN NỘP PHÍ BẢO HIỂM

9.1. PHÍ BẢO HIỂM

Phí bảo hiểm được tính trên cơ sở biểu phí của PJICO  áp dụng cho từng loại tàu, thuyền hoặc nhóm tàu, thuyền theo các điều kiện bảo hiểm cụ thể do PJICO và Người được bảo hiểm thoả thuận.

9.2. THỜI HẠN THANH TOÁN PHÍ BẢO HIỂM

  1. Đối với những tàu được tham gia bảo hiểm theo thời hạn một năm, phí bảo hiểm được nộp làm một kỳ hay nhiều kỳ tuỳ theo thoả thuận giữa Người được bảo hiểm và PJICO nhưng nhiều nhất không quá bốn kỳ (03 tháng 1 kỳ) và nộp trong vòng 10 (mười) ngày đầu mỗi kỳ.
  2. Đối với những tàu, thuyền tham gia bảo hiểm từ 06 (sáu) tháng đến dưới 1 năm, phí bảo hiểm được nộp làm 1 hoặc 2 kỳ theo thoả thuận giữa Người được bảo hiểm và PJICO và được nộp trong vòng 10 (mười) ngày đầu mỗi kỳ.
  3. Đối với những tàu, thuyền tham gia bảo hiểm theo thời hạn dưới 6 tháng hoặc bảo hiểm theo chuyến, phí bảo hiểm được nộp toàn bộ một lần ngay khi cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm.
  4. Trường hợp tàu, thuyền còn thời hạn bảo hiểm và phí bảo hiểm chưa đến kỳ nộp mà tàu, thuyền bị tổn thất toàn bộ thì Người được bảo hiểm có trách nhiệm nộp toàn bộ số phí bảo hiểm còn lại cho PJICO trong vòng 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày Người được bảo hiểm thông báo tàu, thuyền bị tổn thất toàn bộ cho PJICO.
  5. Trường hợp Người được bảo hiểm không nộp phí bảo hiểm theo đúng quy định, ngoài việc không được bồi thường đối với tổn thất (nếu có) như quy tắc bảo hiểm tàu biển nội địa,
  6. Người được bảo hiểm vẫn phải nộp phí cho thời gian đã bảo hiểm đồng thời phải nộp thêm một khoản tiền lãi theo tỷ lệ lãi suất vay ngân hàng quá hạn của số phí phải thanh toán cho thời hạn chậm trả mặc dù tàu, thuyền có bị tổn thất hay không.

10. HỒ SƠ KHIẾU NẠI BỒI THƯỜNG

Khi yêu cầu PJICO bồi thường, Người được bảo hiểm phải cung cấp cho PJICO những tài liệu sau:

  1. Thư khiếu nại đòi bồi thường của Người được bảo hiểm.
  2. Giấy chứng nhận bảo hiểm.
  3. Biên bản giám định của PJICO hoặc người được PJICO uỷ quyền.
  4. Giấy chứng nhận mất tàu, thuyền của cơ quan có thẩm quyền (trường hợp tàu, thuyền bị mất tích).
  5. Biên bản tai nạn do chính quyền địa phương hoặc do cơ quan công an lập (trường hợp tai nạn liên quan đến người, tàu, thuyền và tài sản của người thứ ba).
  6. Hoá đơn chứng từ liên quan đến những chi phí đòi bồi thường.
  7. Kháng nghị hàng hải, báo cáo tai nạn hoặc tổn thất có xác nhận của chính quyền nơi xảy ra tai nạn hoặc bến đến đầu tiên (nếu tai nạn xảy ra khi tàu, thuyền đang trên hành trình).
  8. Thư khiếu nại và toàn bộ tài liệu, chứng từ liên quan đến người thứ ba (nếu có).
  9. Những chứng từ có liên quan khác (trích sao nhật ký hàng hải, nhật ký máy, nhật ký thời tiết, các giấy tờ đăng kiểm hay giấy tờ khác của tàu, thuyền…. tuỳ từng trường hợp cụ thể).

Sau khi PJICO nhận được đầy đủ hồ sơ khiếu nại nói trên của Người được bảo hiểm, nếu trong vòng 30 (ba mươi) ngày mà không có yêu cầu gì thêm thì hồ sơ khiếu nại đó được coi là đầy đủ hợp lệ.

11. BẢNG TÓM TẮT BẢO HIỂM TÀU BIỂN NỘI ĐỊA VÀ BẢO HIỂM TÀU BIỂN QUỐC TẾ

STTNỘI DUNG MÔ TẢTHÂN TÀU BIỂN QUỐC TẾTHÂN TÀU BIỂN NỘI ĐỊA
1Sản phầm Bảo hiểm thân tàu biển hoạt động tuyến quốc tế Bảo hiểm thân tàu biển hoạt động trong vùng biển Việt Nam
2Quy tắc, điều khoản
2.1Điều khoản chínhÁp dụng điều khoản bảo hiểm thời hạn thân tàu của Hiệp hội bảo hiểm London (I.T.C – 01/11/1995, hoặc I.T.C – 01/10/1983), loại trừ 4/4 trách nhiệm đâm vaPhần 1 – Quy tắc bảo hiểm thân tàu đối với tàu hoạt động trên vùng biển và các vùng nước liên quan đến biển Việt Nam (ban hành theo QĐ số 455/QĐ-PJICO/2007 ngày 14/08/2007 của TGĐ), bao gồm:
ĐK A – BH mọi rủi ro đối với thân tàu, thuyền

ĐK B- BH tổn thất toàn bộ đối với thân tàu, thuyền
2.2Một số điều khoản bổ sung– Điều khoản loại trừ nhiễm phóng xạ, vũ khí hóa học, sinh học, sinh hóa và vũ khí điện từ
– Điều khoản loại trừ tin tặc

– Điều khoản loại trừ khủng bố

– Điều khoản loại trừ rủi ro năng lượng hạt nhân hàng hải

– Điều khoản bảo hiểm rủi ro chiến tranh, đình công
3 Đối tượng áp dụngVỏ tàu
Máy tàu
Trang thiết bị trên tàu
Vỏ tàu
Máy tàu
Trang thiết bị trên tàu
4 Phạm vi bảo hiểm cơ bản
4.1Rủi ro được bảo hiểmRủi ro được bảo hiểm thông thường bao gồm nhóm các rủi ro chính trong hàng hải: chìm đắm, mắc cạn, cháy nổ, đâm va, tàu mất tích do mọi lý do, tàu hư hại do lỗi lầm của thủy thủ đoàn, …Đâm va; Đắm, mắc cạn, đâm va vào đá, vật thể ngầm hay nổi trồi, cố định, cấu, phà, đà, công trình đê, đập, kè, cầu cảng; Cháy nổ; Mất tích;
Động đất, sụt lở, núi lửa phun

Bão tố, sóng thần, gió lốc hay sét đánh

Tai nạn xảy ra trong lúc xếp dỡ di chuyển sản phẩm thủy sản, hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu hay khi tàu đang neo đậu lên đà sửa chữa ở xưởng

Sơ xuất của thuyền viên

Vứt bỏ tài sản khỏi tàu trong trường hợp cần thiết và hợp lý (chỉ áp dụng DK A)

Nổ nồi hơi, gãy trục cơ hoặc hư hỏng do khuyết tật gây ra (chỉ áp dụng cho DK A)
4.2Một số rủi ro loại trừ– Hành vi cố ý của người được bảo hiểm;
– Chậm trễ;

– Cũ kỹ, hao mòn tự nhiên, hư hỏng máy móc thông thường không

– phải do hiểm họa được bảo hiểm gây ra;

– Vi phạm cam kết về lai kéo tàu;

– Vi phạm cam kết về bốc dỡ hàng ngoài biển từ một tàu khác hoặc

– sang một tàu khác (trừ khi có thỏa thuận khác);

– Chiến tranh;

– Đình công;

– Khủng bố hoặc bất kỳ hành vi của người nào có mục đích chính trị;

– Nhiễm phóng xạ
– Tàu thuyền không đủ khả năng hoạt động hoặc hoạt động ngoài phạm vi quy định
– Hành động cố ý của người được bảo hiểm

– Vi phạm lệnh cấm hoặc hoạt động kinh doanh trái phép

– Do cũ kỹ, hao mòn tự nhiên

– Tàu thuyền nằm cạn do ảnh hưởng của con nước lên xuống

– Thuyền trưởng, máy trưởng không có bằng theo quy định hoặc tai nạn xảy ra do dùng bia rượu hoặc các chất kích thích.

– Tàu thuyền không được neo đậu chắc chắn
5Quy trình thực hiện hợp đồng
5.1Nhận Yêu cầu bảo hiểmCung cấp giấy yêu cầu bảo hiểm
Cung cấp hồ sơ tàu, hồ sơ đăng kiểm, báo cáo tình hình tổn thất, tài liệu chứng minh giá tàu
Cung cấp giấy yêu cầu bảo hiểm
Cung cấp hồ sơ tàu, hồ sơ đăng kiểm, báo cáo tình hình tổn thất, tài liệu chứng minh giá tàu
5.2Chấp nhận bảo hiểm và ký kết hợp đồngTiến hành kiểm tra tàu trước khi chấp nhận bảo hiểm
Cấp GCNBH thân tàu, Hợp đồng và các phụ lục (nếu có)
Tiến hành kiểm tra tàu trước khi chấp nhận bảo hiểm
Cấp GCNBH thân tàu, Hợp đồng và các phụ lục (nếu có)
5.3Thu phí bảo hiểmLập thông báo thu phí và cấp hóa đơnLập thông báo thu phí và cấp hóa đơn
6Phương thức áp dụng, tính phí bảo hiểmGiá trị bảo hiểm thân tàu được tính dựa trên căn cứ khai báo giá trị thực tế của vỏ, máy móc và các trang thiết bị hàng hải của tàu trên thị trường hoặc dựa trên thỏa thuận của Người được bảo hiểm và PJICO
NĐBH có thể tham gia bảo hiểm với số tiền thấp hơn giá trị thực tế của tàu, PJICO chấp nhận một trong hai hình thức sau:

– Bảo hiểm rủi ro theo hình thức dưới giá trị

– Bảo hiểm tổn thất toàn bộ

Phí bảo hiểm = Số tiền bảo hiểm x Tỷ lệ phí bảo hiểm (%)
Giá trị bảo hiểm thân tàu được tính dựa trên căn cứ khai báo giá trị thực tế của vỏ, máy móc và các trang thiết bị hàng hải của tàu trên thị trường hoặc dựa trên thỏa thuận của Người được bảo hiểm và PJICO
NĐBH có thể tham gia bảo hiểm với số tiền thấp hơn giá trị thực tế của tàu, PJICO chấp nhận một trong hai hình thức sau:

– Bảo hiểm rủi ro theo hình thức dưới giá trị

– Bảo hiểm tổn thất toàn bộ

Phí bảo hiểm = Số tiền bảo hiểm x Tỷ lệ phí bảo hiểm (%)
Khách hàng liên hệ với nhân viên BẢO HIỂM PJICO qua HOTLINE: 0942990309 (Ngọc) để nhận thông tin và phí bảo hiểm. Chân thành cảm ơn quý khách đã quan tâm đến sản phẩm của chúng tôi!

LIÊN HỆ MUA BẢO HIỂM TÀU BIỂN NỘI ĐỊA

Liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0942990309 hoặc điền form dưới đây